Những ngày thơ ấu là một tập hồi ký viết về tuổi thơ nhuốm màu đau thương của chính tác giả là nhà văn Nguyên Hồng.
Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee
Nội dung chính
Vài nét về nhà văn Nguyên Hồng
Ông sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 tại phố Hàng Cau, nay thuộc phường Trần Hưng Đạo, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Cha ông làm cai đề lao, sau thất nghiệp, cảnh nhà sa sút, lại nghiện ngập và mắc bệnh lao, phải sống nghèo túng trong tâm trạng kẻ bất đắc chí. Mẹ ông là người ngoan đạo, tần tảo, hiền hậu, giàu đức hy sinh nhưng sống không có hạnh phúc trong gia đình nhà chồng.
Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn “Linh Hồn” đăng trên Tiểu thuyết thứ 7. Đến năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết “Bỉ vỏ”. Tiểu thuyết “Bỉ vỏ” là bức tranh xã hội sinh động về thân phận những “con người nhỏ bé dưới đáy” như Tám Bính, Năm Sài Gòn…
Là một người có tuổi thơ bất hạnh, trải qua nhiều đau khổ thế nên tác phẩm của Nguyên Hồng thường viết về những mảnh đời bất hạnh. Bởi ông có lòng cảm thông sâu sắc với những người yếu thế. Đối tượng thường xuất hiện trong tác phẩm của ông là: phụ nữ và trẻ em. Dù trong bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào Nguyên Hồng cũng tìm ra được vẻ đẹp của người phụ nữ, tình yêu thương của người mẹ với những đứa con. Bên cạnh đó ông cũng lên án, tố cáo xã hội phong kiến lạc hậu đã đẩy người phụ nữ và những đứa trẻ vào hoàn cảnh tội nghiệp.
Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee
Giới thiệu về tác phẩm Những ngày thơ ấu
Những ngày thơ ấu được đăng trên báo năm 1938 và xuất bản thành sách vào năm 1940.
Tác phẩm bao gồm 9 chương: Tiếng kèn, Chúa thương xót tôi, Trụy lạc, Trong lòng mẹ, Đêm Noel, Trong đêm đông, Đồng xu cái, Sa ngã, Một bước ngắn. Trong đó có chương thứ tư “Trong lòng mẹ” đã được đưa vào sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 8, tập 1.
Cảm nhận về tác phẩm
Khi nghe đến những ngày thơ ấu chúng ta bắt đầu nghĩ về những tháng ngày vô lo vô nghĩ. Được vui chơi thỏa thích, không phải lo lắng về bất cứ điều gì. Thế nhưng những ngày thơ ấu ấy không được xuất hiện trong quá khứ của Nguyên Hồng, tuổi thơ của ông phải sống trong cảnh tủi nhục, một cậu bé phải sống xa mẹ và luôn bị vùi dập trong sự cay nghiệt với những người mang tiếng là ruột thịt của mình.
Chính tuổi thơ vất vả, cuộc đời của Nguyên Hồng mới có nhiều trang sách đầy màu sắc và chân thật đến vậy. Văn của Nguyên Hồng thường viết về những người nông dân, những người ở dưới đáy xã hội, ông luôn có niềm thương cảm với những người khó khăn.
Cậu bé Hồng chính là kết quả của một cuộc hôn nhân gượng ép “Thầy mẹ tôi lấy nhau không phải vì thương nhau, trái ngược cay đắng đó tôi đã hiểu biết rõ rệt và thấm thía ngay từ ngày tôi lên bảy lên tám.” Một cậu bé bảy tuổi đáng ra phải được sống vui vẻ, vô lo vô nghĩ, ấy vậy mà ở cái tuổi ấy Nguyên Hồng đã ý thức rõ về cuộc hôn nhân gượng ép này. Một gia đình không hạnh phúc và những cái đau khổ ấy dán lên người phụ nữ. Mẹ của cậu bé Hồng có con riêng với một người đàn ông khác, một người đàn ông suốt ngày chỉ biết rượu chè, nghiện ngập. Khi không chịu nổi được cảnh gia đình ngày càng đi xuống, mẹ của Hồng đưa ra quyết định đưa đứa con gái đi tha hương cầu thực, để lại Hồng bơ vơ một mình sống với người bố nghiện ngập. Không một ai quan tâm, cậu bé Hồng tội nghiệp thường la cà khắp nơi và kết bạn với đủ loại người. Tuổi thơ của cậu là những tháng ngày cơ cực, không có hạnh phúc.
Bố mất, Hồng đã phải sống cùng bà cô độc ác, bà cô ấy luôn gieo rắc vào lòng Hồng những gì xấu xa nhất về người mẹ mà Hồng vẫn luôn thương nhớ. Mỗi ngày đều phải sống trong cảnh khinh miệt của bà cô, tuổi thơ của Hồng chính là những tháng ngày như vậy.
“Hồng ơi, bố mày chết đi, nhưng còn mẹ mày nó dạy mày. Cầm bằng mẹ mày đánh đĩ hay theo trai bỏ mày lêu lổng thì đã có chúng tao.” Hồng phải lời ra tiếng vào từ người khác, một cậu bé phải gồng gánh trong mình vô vàn những điều bất hạnh. Vốn dĩ là một cậu bé thông minh nhưng lại sinh ra trong một gia đình bất hạnh, Hồng khao khát được mẹ yêu thương. Ở trường Hồng còn phải chịu sự khinh miệt từ người thầy, người ta cho rằng Hồng là một cậu bé đầu đường xó chợ. Vậy là cậu phải chịu bao nhiêu ấm ức, tủi thân và đó là cả một bầu trời bất hạnh trong tháng năm tuổi thơ.
“Những ngày thơ ấu là sự rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại lạc loài trong những lề lối khắc nghiệt của một gia đình sắp tàn.” – Thạch Lam
Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee
Lời kết
Cuốn hồi ký Những ngày thơ ấu để lại trong lòng bạn đọc những cảm xúc đầy chua xót về tuổi thơ bất hạnh của cậu bé Hồng chính là tác giả Nguyên Hồng. Là một đứa trẻ nhưng Hồng đã phải gánh chịu vô vàn đau thương, sau này khi cầm bút chính những cảm xúc ấy lại là chất liệu tạo nên những tác phẩm để đời của Nguyên Hồng.
Xem thêm:
Thichriviu.vn.vn – Kênh thông tin giới thiệu sách, review sách, chia sẻ những cuốn sách hay nên đọc dành cho độc giả.