Cuốn sách nghệ thuật của hạnh phúc (The Art of Happiness (1998)) viết dựa trên cuộc phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma được thực hiện bởi nhà tâm lý học Howard C.Cutler.
Sự hòa trộn giữa truyền thống tư tưởng của đạo Phật và kiến thức của Cutler về phương pháp chữa bệnh hay nghiên cứu khoa học sẽ khiến cuốn sách trở thành chìa khóa dẫn người đọc đến với hạnh phúc. Quyển sách đã nằm trong danh sách bán chạy nhất của thạp chí New York Times trong 97 tuần liên tiếp.
Nội dung chính
1. Đôi nét về The Dalai Lama & Howard Cutler
Đức Đạt Lai Lạt Ma là người nhận được giải Nobel Hòa bình, đồng thời cũng là người dẫn đầu tư tưởng của Tây Tạng. Ngài đã từng phải đi đày ở Dharamsala, Ấn Độ kể từ khi Trung Quốc xâm chiếm và sát nhập Tây Tạng thành thuộc địa năm 1959. Ông trở thành chỉ huy của người Tây Tạng và nghỉ hưu vào năm 2011.

Dr.Howard C.Cutler là một nhà tâm thần học người Mỹ, ông đã tìm hiểu về các vị thuốc của người Tây Tạng và đã có một vài cuộc phỏng vấn với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
2. Tóm tắt sách nghệ thuật của hạnh phúc
Trạng thái tinh thần tốt mới là chìa khóa đến với cánh cửa hạnh phúc, chứ không bởi bất kỳ yếu tố bên ngoài nào cả
Sự thật rằng mọi người đều dành gần hết cuộc đời mình để kiếm tìm hạnh phúc. Nó dường như là một “vùng đất” nào đó rất xa vời, bí ẩn và mông lung. Chúng ta thường có suy nghĩ sai lệch về những điều tạo nên hạnh phúc. Theo Đức Đạt Lai Lai Lạt Ma, chúng ta hoàn toàn có thể học cách để luôn cảm thấy hạnh phúc thông qua việc rèn luyện tâm trí mình.
“Các sự kiện bên ngoài có thể ảnh hưởng đến niềm vui nhất thời của một người, nhưng mức độ hạnh phúc của chúng ta có xu hướng quay ngược trở về điểm ban đầu ngay sau đó”.
Ví dụ như khi ai đó trúng xổ số, họ sẽ cảm thấy đó là giây phút hạnh phúc nhất cuộc đời, nhưng niềm vui ấy sẽ lắng xuống sau một khoảng thời gian rất ngắn. Tương tự như vậy, sau một khoảng thời gian đau khổi vì nghe tin mình mắc bệnh hiểm nghèo, thì những bệnh nhân cũng sẽ tạm quên nó đi và quay trở lại với cuộc sống bình thường hàng ngày. Những ví dụ trên đã chứng minh rằng, không một sự việc nào, dù có nghiêm trọng đến đâu, có thể thay đổi hạnh phúc lâu dài của bạn.

Tuy nhiên, tâm hồn lại có sức mạnh lớn hơn thế rất nhiều, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách mà bạn nhìn nhận thế giới xung quanh. Đơn giản như khi bạn đang bực bội, thì bạn sẽ thấy mọi người, cho dù là bạn thân nhất thì cũng thật phiền toái và đáng ghét.
Theo Đức Đạt Lai Lai Lạt Ma, ta hoàn toàn có thể luyện tập để duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ, đồng thời loại bỏ những tư tưởng bi quan, tiêu cực. Dù đó là một quá trình dài và đòi hỏi sự kiên trì liên tục, nhưng nó sẽ mang lại cho ta sự bình tĩnh để tận hưởng trọn vẹn một cuộc sống hạnh phúc.
Xây đắp tấm lòng biết sẻ chia, cảm thông và giúp đỡ người khác là cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe về thể chất và tâm hồn
Đức Đạt Lai Lai Lạt Ma nhấn mạnh vào việc xây đắp lòng trắc ẩn trong mỗi con người, bởi lẽ đây chính là yếu tố quan trọng tạo nên hạnh phúc lâu dài và sự phát triển tâm hồn.
Lòng trắc ẩn có thể hiểu đơn giản là cảm giác cởi mở và thoải mái, luôn thật lòng mong muốn mọi người xung quanh thoát khỏi khổ đau. Mong muốn cao đẹp ấy không giới hạn với bất kỳ người đặc biệt hay cụ thể nào, mà dành cho tất cả những thực thể sống xung quanh, có thể là bạn bè, đối thủ, hay thậm chí là một con cá đáng thương bị mắc câu.
“Tình yêu và lòng trắc ẩn là những yếu tố cần thiết, không phải những điều xa xỉ. Nếu không có nó, con người không thể tồn tại”
Những lợi ích sức khỏe của việc xây đắp lòng trắc ẩn đã được minh chứng qua rất nhiều nghiên cứu. Cảm giác vui vẻ, hạnh phúc sau khi giúp đỡ người khác sẽ giúp chúng ta kéo dài tuổi thọ của mình. Nhưng tác dụng đáng ngạc nhiên nhất của lòng trắc ẩn chính là sự lan truyền mạnh mẽ của nó trong cộng đồng. Những người có tấm lòng cao quý ấy luôn cảm thấy cởi mở và thân thiết với mọi người xung quanh, cho dù họ giàu hay nghèo, là người thân thiết hay xa lạ.
Để có thể xây đắp lòng trắc ẩn trong mình, chúng ta cần học cách đồng cảm với mọi người xung quanh, luôn nhìn nhận và đánh giá từ góc nhìn của họ. Bằng cách này, bạn có thể hiểu được hoàn cảnh, cách nghĩ của người khác và dễ dàng đi vào điểm chung của bạn với họ. Ví dụ như, khi một tài xế taxi ra giá đắt hơn cho bạn, thay vì tức giận, hãy nghĩ xem giữa bạn và ông ấy có điểm nào chung. Cả hai người đều đang rất mệt, đói và muốn trở về nhà thật nhanh. Từ đó, hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh của họ và cảm thông cho cách nghĩ của họ. Bằng cách nghĩ như vậy, bạn sẽ dễ dàng học được cách cảm thông, tha thứ và sống một cách thoải mái, nhẹ nhàng và vui vẻ hơn.
Tình cảm thân thiết, gần gũi không chỉ nằm ở trong những mối quan hệ lãng mạn
Người phương Tây cho rằng, chỉ những mối quan hệ lãng mạn mới nảy sinh ra sự thân thiết, gần gũi. Nhưng trên thực tế, sự gắn bó ấy tồn tại ở những hoàn cảnh khác nhau tùy thuộc vào từng thời kỳ và từng nền văn hóa khác nhau. Nó nảy sinh từ những mối quan hệ nam nữ theo quan điểm của người phương Tây. Tuy nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ông cảm thấy gần gũi với tất cả mọi người xung quanh mình, ví dụ như ông có thể nói chuyện thoải mái với những người lao công lau dọn sàn nhà xa lạ. Bằng việc luôn nắm bắt mọi cơ hội để kết nối với mọi người xung quanh, ta sẽ có một sống vui vẻ và hạnh phúc hơn.

Muốn giải quyết trục trặc trong mối quan hệ với ai đó, bạn phải hiểu được nền tảng cơ bản của những mối quan hệ. Ví dụ như, những mối quan hệ tình cảm lãng mạn chỉ dựa trên dục vọng sinh lý hay sự say đắm nồng cháy nhất thời (theo quan điểm của người phương Tây) cũng không thể bền lâu nếu không có một nền tảng vững chắc. Thực tế, sự bền lâu của mọi mối quan hệ phải dựa trên sự trân trọng và thấu hiểu từ cả hai phía. Như Mark Twain đã nói: “ Chẳng ai có thể hiểu trọn vẹn ý nghĩa của một tình yêu hoàn hảo cho đến khi họ đã trải qua cuộc sống hôn nhân một phần tư thế kỷ”.
Ý thức đạo đức là một yếu tố quan trọng khác tạo nên hạnh phúc
Mặc dù những tư tưởng tín ngưỡng rất quan trọng với hạnh phúc cá nhân, nhưng nếu không có nó, không đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể rèn luyện đạo đức.
Những ích lợi của nhận thức tôn giáo sâu sắc đã được chứng minh qua rất nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, những ích lợi đó lại không phụ thuộc vào bất kì tín ngưỡng cụ thể nào. Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, bất kỳ tôn giáo nào trên thế giới cũng có thể giúp tín đồ của họ có một cuộc sống hạnh phúc hơn.
Trên thực tế, không có chuẩn mực đạo đức nào nằm ngoài tư tưởng tôn giáo. Vì vậy, bất kỳ ai, dù có theo tôn giáo hay không, cũng có thể rèn luyện những chuẩn mực cơ bản như lòng tốt, biết quan tâm và chia sẻ với người khác. Rèn luyện đạo đức giúp cộng đồng ngày càng gần gũi và thân thiết hơn, giúp mọi người trở nên điềm đạm, kiên nhẫn và vui vẻ hơn.
“Nếu muốn người khác hạnh phúc, hãy xây dựng lòng trắc ẩn. Nếu muốn bản thân hạnh phúc, hãy xây dựng lòng trắc ẩn”
Đức Đạt Lai Lạt Ma dành 4 giờ mỗi ngày để thực hiện những thói quen của tôn giáo, nhưng những tư tưởng đạo đức cơ bản có thể luyện tập hằng ngày mà không cần cầu nguyện hay làm những điều phức tạp khác. Ví dụ như nếu bạn định mắng mỏ người khác, bạn có thể luyện tập nhân cách của mình bằng cách cố gắng kìm cơn giận của mình xuống hết mức có thể. Vì vậy, bạn có thể tận dụng mọi cơ hội hằng ngày để cư xử sao cho đẹp và văn minh nhất.
Thay vì phóng đại nỗi đau, hãy chấp nhận rằng nó là một phần không thể thiếu của cuộc sống.
Khó khăn là một phần tự nhiên và bắt buộc của cuộc sống. Văn hóa phương Đông dường như đã quen với điều đó bởi lẽ họ đã trải qua thời kỳ vật lộn với nạn nghèo đói, bệnh tật và chiến tranh. Tuy nhiên, người phương Tây lại lại không quen với điều đó. Vì vậy, họ thường xuyên cảm thấy mình đang là nạn nhân đáng thương của một thế lực độc ác nào đó khi gặp bất cứ khó khăn gì.
Khó khăn là điều không thể tránh khỏi, nó cũng giống như việc con người ta ai cũng sinh ra và chết đi vậy. Vì vậy, trốn tránh chỉ là một giải pháp tạm thời. Tuy nhiên, muốn đương đầu với nó, chúng ta cần rèn luyện cho mình một tinh thần thép. Nếu bạn sợ hãi và cho rằng mọi thứ thật bất bình thường và không công bằng, bạn cảm giác rằng mình đang là nạn nhân và bắt đầu tìm cách đồ lỗi cho người khác. Hay nói cách khác, bạn đang tự đẩy mình vào cảm giác khổ sở không đáng có bằng cách phóng đại những khó khăn mang tính tất yếu của cuộc sống.

Ví dụ như, chúng ta thường bám chặt lấy những điều quen thuộc mà cố gắng chống cự lại sự đổi thay. Tuy nhiên, thay đổi lại là quy luật của cuộc sống, nếu chống lại nó, ta thậm chí có thể mất đi những gì tưởng như quen thuộc mà ta vấn cố giữ chặt lấy.
Luôn dằn vặt vì những lỗi lầm trong quá khứ cũng là một hành động đẩy bản thân mình vào khổ đau dai dẳng. Ví dụ, những cặp đôi thậm chí đã li hôn từ rất lâu nhưng vẫn luôn giữ thái độ hằn học và sục sôi giận giữ với đối phương.
Kết luận, bằng việc bình thản chấp nhận khó khăn, chúng ta có thể đương đầu và tìm ra nguyên nhân của chúng – bao gồm cả việc liệu rằng chính bạn có đang góp phần tạo ra nó – từ đó vượt qua nỗi đau nhẹ nhàng hơn.
Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực bằng sự nỗ lực bền bỉ
Đức Đạt Lai Lạt Ma tin rằng những tư tưởng tích cực là liều thuốc đặc trị cho những suy nghĩ bi quan, tiêu cực – hòn đá lớn nhất cản đường ta đến với hạnh phúc. Vì vậy, để loại bỏ sự tiêu cực trong cuộc sống, chúng ta cần luyện tập thói quen suy nghĩ và hành động tích cực, lạc quan.
Điều đó cũng tương tự như cơ sở của liệu pháp nhận thức của người phương Tây, liệu pháp giúp nhận ra, sửa chữa những suy nghĩ và hành động sai lệch. Những người bi quan luôn có cách suy nghĩ sai lệch, họ thường tập trung vào những điều tiêu cực trong cuộc sống như rắc rối về tài chính hay công việc. Họ bỏ qua những điều tươi đẹp trong cuộc sống như sức khỏe dồi dào hay một gia đình hạnh phúc ở bên. Vì vậy, phương pháp đơn giản nhất là thay đổi lối suy nghĩ tiêu cực đó để trở nên hạnh phúc hơn.
Hình thành thói quen suy nghĩ tích cực là một quá trình mất rất nhiều thời gian và không thể đốt cháy giai đoạn. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ông ấy đã mất gần 40 năm để quen thuộc và yêu thích phong tục hàng ngày của Phật giáo. Thời gian cầu nguyện hằng ngày như một lời nhắc nhở ông về khao khát được sống cuộc sống của chính mình.
Có thể nói , những cố gắng bền bỉ hàng ngày có thể giúp chúng ta xây dựng thói quen sinh hoạt tích cực.
Học cách tư duy tích cực
Khi mọi người phải đối mặt với khó khăn, gần như tất cả đều có xu hướng nhìn nhận nó theo chiều hướng tiêu cực. Thực sự là mọi vấn đề đều có hai mặt, nó tùy thuộc vào cách chúng ta nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ như việc ngồi cạnh một người ồn ào và phiền toái trên máy bay có thể là một cơ hội rất tốt cho ta rèn luyện tính kiên nhẫn và bao dung.
Khi phải đương đầu với trở ngại trong cuộc sống, thay vì tự nhấn chìm bản thân trong nỗi đau khổ và tự hỏi “tại sao luôn là tôi?”, hãy coi nó là một cơ hội để trở nên mạnh mẽ hơn. Trong mọi khó khăn, hãy tìm ra “bàn đạp” để vươn xa hơn.

Để có thể dễ dàng thay đổi cách nhìn nhận của mình, ta cần có lối suy nghĩ linh hoạt với mọi việc. Mọi người đều có thể luyện tập sự linh hoạt này bằng cách cố gắng thay đổi cách nhìn nhận khi phải đương đầu với khó khăn.
Những người có cách suy nghĩ linh hoạt đôi khi bị cho rằng không quyết đoán và thiếu kiên định. Tuy nhiên, liệu rằng bạn có thể vừa nhất nhất đi theo một nguyên tắc cứng nhắc nhưng vẫn linh hoạt?
Phương pháp của Đạt Lai Lạt Ma được tối giản đến mức cơ bản nhất để có thể áp dụng cho hầu hết các trường hợp hàng ngày thay vì một vài quy tắc quá cụ thể và không áp dụng được cho một vài trường hợp nhất định.
Tư duy là một hoạt động của hệ thần kinh, vì vậy ta hoàn toàn có thể luyện tập được. Tuy nhiên, việc học cách tìm ra những mặt tích cực của vấn đề tốn khá nhiều thời gian và nỗ lực. Vì vậy, chúng ta cần bắt đầu luyện tập ngay bây giờ. Giống như rễ cây không thể đột nhiên to và chắc khỏe khi chuẩn bị đối diện với cơn bão, bạn cũng không thể ngay lập tức nhìn ra mặt tích cực của căn bệnh ung thư mà bạn mới biết tin cách đây không lâu.
“Một tâm hồn có kỉ luật sẽ dẫn đến hạnh phúc, một tâm hồn không kỉ luận sẽ mang lại khổ đau”
Vượt qua nỗi lo lắng và sự tự ti bằng cách nhìn nhận, phân tích suy nghĩ, động lực, và khả năng của bản thân một cách thành thật.
Nỗi sợ hãi, lo lắng là những thứ mà con người phải trải qua hằng ngày. Tuy nhiên, khi chúng không đơn thuần là một phản ứng tự nhiên mà trở nên nghiêm trọng và kéo dài liên tục, chúng có thể gây ra rất nhiều vấn đề về tinh thần cũng như thể lực, trong đó bao gồm cả sự suy giảm hệ miễn dịch và bệnh tim mạch.
Nỗi lo lắng có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Để giải quyết vấn đề này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm tương tự như phương pháp luyện tập tinh thần thông qua can thiệp trí óc của người phương Tây. Ông thích thử thách những suy nghĩ gây ra sự căng thằng và thay thế chúng bằng cách nghĩ tích cực hơn.
Đôi khi có một vài trường hợp cụ thể hằng ngày cũng gây ra nỗi lo lắng. Ví dụ như khi bạn muốn hẹn “đối tượng” của mình ra ngoài hẹn hò. Trong những trường hợp như vậy, bạn nên suy nghĩ về lý do ban đầu mà bạn muốn làm công việc này. Từ đó có thể nhận ra rằng động cơ của mình thật đáng quý và đáng trân trọng, và động cơ ấy sẽ giúp bạn vượt qua nỗi lo lắng ban đầu. Giống như một câu nói rất nổi tiếng rằng: “Khi muốn bỏ cuộc, hãy nghĩ tới lý do mà bạn bắt đầu”
Nỗi lo lắng quá độ thường liên quan đến sự tự ti về bản thân. Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, liều thuốc tốt nhất cho cảm giác này chính là sự thành thật với khả năng và giới hạn của bản thân với chính mình và những người xung quanh. Nếu nhận ra và chấp nhận giới hạn của bản thân, bạn hoàn toàn có thể tự tin thừa nhận những thiếu sót của mình mà không làm mất lòng tự trọng.
Đôi khi cảm giác tự ti có thể gây ra sự hận thù với chính bản thân mình. Rất nhiều trường hợp tự tử đáng tiếc đều bắt nguồn từ cảm giác sự tồn tại của bạn thân quá vô dụng. Liệu pháp cho vấn đề tinh thần nguy hiểm này thực ra khá đơn giản. Hãy luôn tự nhủ rằng trong mỗi người đều sở hữu một khả năng đặc biệt riêng có nào đó để phát triển. Suy nghĩ này đã ăn sâu vào cách tư duy hàng ngày của người Tây Tạng. Đó là lý do tại sao “căm ghét bản thân” là một thuật ngữ không tồn tại trong xã hội của họ.
3. Tổng kết
Cuốn sách này sẽ trả lời những câu hỏi:
- Làm thế nào chúng ta có thể đạt được hạnh phúc dài lâu?
- Không phải những sư việc hàng ngày, mà chỉ có một trạng thái tâm hồn tích cực mới làm được điều ấy
- Tại sao lòng trắc ẩn, sự gần gũi, và ý thức đạo đức lại mang đến hạnh phúc đích thực
- Xây đắp lòng trắc ẩn là cách để hạnh phúc và khỏe mạnh hơn
- Tình cảm gần gũi, lãng mạn không chỉ giới hạnh trong mối quan hệ của tình yêu.
- Chúng ta có thể rèn luyện đạo đức trong chính bản thân mình để đạt được hạnh phúc mà không cần quá lệ thuộc vào tín ngưỡng tôn giáo
- Cách để vượt qua nỗi đau
- Con người thường phóng đại nỗi đau quá mức cần thiết
- Chúng ta có thể loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực thông qua sự nỗ lực bền bỉ
- Học cách linh động trong cách nhìn nhận và tìm những điều tích cực trong mọi trường hợp
- Hãy thay thế nỗi giận dữ bằng sự kiên nhẫn và khoan dung
- Loại bỏ cảm giác lo lắng và tự tin bằng cách đánh giá suy nghĩ, năng lực của bản thân một cách trung thực.
Hạnh phúc không dựa trên những sự kiện bên ngoài. Bằng cách rèn luyện tâm hồn, chúng ta sẽ đạt được hạnh phúc bền lâu.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài chia sẻ về cuốn sách nghệ thuật của hạnh phúc của Thichriviu.vn. Hẹn gặp bạn trong những bài “Rì Viu” sách tiếp theo.