[REVIEW] Sách Nói thế nào để được chào đón làm thế nào để được ghi nhận

Sách Nói Thế Nào Để Được Chào Đón Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận được biên soạn logic, khi chia thành 2 phần chính. Mỗi phần của cuốn sách, tác giả thiết kế thành nhiều chương nhỏ tương ứng với từng cấp bậc trong quá trình giao tiếp cũng như làm việc. Đầu tiên đó là kỹ năng nói để có được lời chào đón thân thiện và gây ấn tượng với đối phương. Bên dưới là những đánh giá của thichriviu.vn về cuốn sách này.

Thông tin cơ bản về cuốn Nói Thế Nào Để Được Chào Đón Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận

Tên sáchNói Thế Nào Để Được Chào Đón Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận
Tác giảMinh Long
Ngày xuất bản08 – 2014
Kích thước16 x 23
Số trang272

Nội dung sách “Nói Thế Nào Để Được Chào Đón Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận”

Nói thế nào để được chào đón

Bước đầu tiên trong quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt đó là nhận biết đối phương là ai và hiểu rõ tâm lý của đối phương. Vậy làm thế nào để có thể hiểu được tâm lý đối phương? Nói thế nào để được mọi người chào đón? Cùng tìm hiểu bên dưới nhé!

Thứ nhất, dựa vào địa vị, vị trí của người mà bạn đang nói chuyện

Với mỗi địa vị, các bạn cần có cách giao tiếp khác nhau. Nếu không để ý điều này, rất dễ mắc phải những lỗi khó hiểu và cực kỳ ngớ ngẩn.

Khi bạn biết chú trọng và để ý đến địa vị của người đối diện, bạn sẽ biết bản thân cần nói với thái độ gì, biết cách giao tiếp phù hợp với tâm lý của đối phương. Chú ý những điểm nhỏ nhặt nhưng sẽ giúp bạn được họ yêu quý.

sách nói thế nào để được chào đón làm thế nào để được ghi nhận
Nội dung sách “Nói Thế Nào Để Được Chào Đón Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận”

Thứ hai, dựa vào biểu cảm gương mặt của đối phương 

Đây là bí quyết mà những người khó giấu cảm xúc, hay thể hiện cảm xúc ra bên ngoài cần học.

Nội dung sách “Nói Thế Nào Để Được Chào Đón Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận”

Sách Nói Thế Nào Để Được Chào Đón Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận giúp bạn thấu hiểu được tâm lý đối phương. Đây là điểm cực kỳ có lợi cho quá trình giao tiếp. Khi nói chuyện, các bạn cần quan sát thái độ và cử chỉ của đối phương. Khi đó, các bạn sẽ biết được họ đang cảm thế nào, đang muốn những điều gì. Từ đó có thể xây dựng cách giao tiếp phù hợp.

Thứ ba, dựa vào tính cách đối phương

Hiểu được tính cách của mỗi người là việc làm không hề đơn giản. Tuy nhiên, khi bạn đã hiểu thì rất dễ giao tiếp với họ, thậm chí còn có thể trở thành “hợp cạ” của nhau bất cứ khi nào.

Cuốn sách trên cho rằng khi các bạn hiểu được tính cách của họ, bạn sẽ lựa chọn được cách nói, các cư xử phù hợp nhất.

Ví dụ với những người có tính cách vui vẻ, hòa đồng, các bạn nên đan xen những câu nói đùa, trêu ghẹo để không khí của cuộc trò chuyện trở tốt hơn. Đây cũng là cách để các bạn xây dựng quan hệ sâu hơn với các mối quan hệ cần thiết

Thứ tư, dựa vào trình độ văn hóa của đối phương

Trình độ văn hóa cũng là một trong những điểm mà các bạn cần phải lưu ý khi giao tiếp. Việc này giúp các bạn tránh đụng vào các khía cạnh nhạy cảm của người đối diện và có cách giao tiếp khéo léo hơn.

Thứ năm, dựa vào sở thích của đối phương

Bên cạnh những điều trên, các bạn cũng nên tìm hiểu thêm về sở thích của đối phương. Khi đó, bạn và họ sẽ có những thứ chung hay ho để trò chuyện cùng nhau.

Trong giao tiếp hàng ngày, các bạn rất dễ va vấp phải những sự lỡ lời, không hay, ảnh hưởng trực tiếp đến người đối diện. Chính vì vậy, các bạn cần rèn luyện và trau dồi việc ăn nói để tránh gây hiềm khích với người khác.

Nói thế nào để được chào đón làm thế nào để được ghi nhận?

Xét về mặt tâm lý của con người, chúng ta ai cũng có cái tôi cao và luôn xem bản thân mình là đúng trong mọi trường hợp. Vậy nên chúng ta luôn có thái độ và cách ứng xử trong các cuộc tranh cãi là lấn át, bảo vệ ý kiến của bản thân cho đến khi người kia nhận sai.

Tuy nhiên sau những cuộc cãi vã, điều mà chúng ta nhận lại được là gì? Là sự khó chịu và rạn nứt mối quan hệ. Cuối cùng, bạn vẫn nên rút ra kinh nghiệm rút ra sau mỗi cuộc tranh cãi.

Hãy để sự ôn hòa, thấu hiểu, đặt bản thân vào vị trí của đối phương, thương lượng, tìm ra cách giải quyết, nhìn nhận sự công bằng và hợp lý.

sách nói thế nào để được chào đón làm thế nào để được ghi nhận
Hãy để sự ôn hòa, thấu hiểu khi trò chuyện với đối phương

Bạn đã từng vận dụng ngôn ngữ cơ thể để có thể đạt hiệu quả cao trong quá trình giao tiếp giao tiếp chưa? Nếu chưa, bạn hãy làm theo phương pháp bên trong cuốn sách Nói thế nào để được chào đón làm thế nào để được ghi nhận ngay nhé. Ngôn ngữ cơ thể có thể rút ngắn khoảng cách giữa hai người với nhau.

Một hành động nhỏ hay một cử chỉ đẹp nào đó sẽ giúp các bạn gây ấn tượng với đối phương. Chẳng cần phải nói quá nhiều, chỉ cần hành động là đủ. 

Ấn tượng đầu tiên sẽ chính là điều mà đối phương nhớ nhất về bạn mà cuốn sách Nói thế nào để được chào đón làm thế nào để được ghi nhận khuyên bạn nên có. Thông thường, chỉ cần 6 giây đầu tiên, các bạn sẽ làm cho đối phương mến mình hoặc không thiện cảm.

Chính vì thế, các bạn có thể dành những lời khen cho đối phương ngay từ khi gặp, xem như một lời chào cho câu chuyện. Điều này sẽ giúp toàn bộ cuộc trò chuyện của bạn trở nên nhẹ nhàng và thoải mái hơn rất nhiều. 

Nếu trong quá trình giao tiếp, cả 2 gặp phải tình huống “cạn lời”, không biết phải nói gì cả thì đừng quá lo lắng. Bên dưới là một số lời khuyên mà các bạn có thể thử nhé: 

  1. Tự đặt ra một câu hỏi, một tình huống để đối phương phản ứng lại một cách không suy tính
  2. Trong cuộc trò chuyện, bạn nhất định phải khen ngợi, bởi không ai từ chối lời khen cả
  3. Tạo ra những thông tin hoàn toàn không liên quan đến đối phương, khiến đối phương không thể hiểu và không phản bác như thế nào. Như vậy, quyền chủ động cuộc trò chuyện nằm trong tay của bạn. Chỉ cần bạn có thái độ nghiêm túc, chắc chắn bạn nói gì đối phương cũng tin tưởng. 

Nếu đối phương là một người thích chia sẻ, tâm sự thì bạn có thể tận dụng bí quyết này để khơi dậy ham muốn trò chuyện của người đó. Bạn phải thực sự biết đối phương cần gì, thích gì, đang quan tâm đến vấn đề gì để có thể dẫn dắt câu chuyện một cách tự nhiên nhất.

Tôn trọng bề trên là một trong những kỹ năng và là điều kiện bắt buộc phải có trong giao tiếp. Cho dù ở hoàn cảnh nào đi nữa, bạn cần thể hiện sự tôn trọng của mình với người lớn hơn, lễ phép để họ cảm thấy yêu mến và tôn trọng bạn. Đây cũng chính là cơ hội mà bạn có thể nhận được những lời chia sẻ quý báu từ họ. 

“Hài hước một chút thế giới sẽ khác đi”, đừng quên sự hài hước luôn là vũ khí cho mọi cuộc trò chuyện. Nhưng nếu bạn đi quá giới hạn, hành động này sẽ phản tác dụng và mất đi bản chất vốn có.

Nói đùa một cách đúng mực là kỹ năng mà bạn cần phải học thêm mà cuốn sách này khuyên các bạn. Không phải lúc nào cũng nên đùa để tạo không khí thì các bạn cần phải rất để ý. 

“Mỗi người đều muốn chứng minh bản thân mình là nhân vật số một, mạnh nhất, giỏi nhất hay chí ít cũng phải chứng minh rằng bản thân mình không phải là kẻ yếu.

Cuốn sách Nói thế nào để được chào đón làm thế nào để được ghi nhận khuyên bạn cần phải buông bỏ tính sĩ diện, ý chí vươn lên – đây đều là hình thức biểu hiện bên ngoài của mặt tâm lý hầu vương. Còn lòng đố kỵ là sự kết hợp giữa tâm lý hầu vương và tâm lý bảo thủ.

Bạn cần bỏ qua sự ích kỷ và đố kỵ của mình, hạ bớt cái tôi sẽ đạt hiệu quả tốt hơn trong quá trình giao tiếp.

Bên cạnh đó, có những lời nói nhất định không được nói ra. Một khi đã nói ra thì không thể rút lại được:

  • Những lời nói gây tổn thương đến lòng tự tôn, hạ thấp nhân cách của người khác
  • Những câu cửa miệng thiếu tính lịch sự
  • Những lời bàn tán, chê bài về bất cứ người nào
  • Những lời nói quá
  • Những lời nói khoác, lời nói không đúng sự thật
sách nói thế nào để được chào đón làm thế nào để được ghi nhận
Tránh những lời nói gây tổn thương người khác trong giao tiếp

Làm thế nào để được ghi nhận?

Tìm hiểu người khác 

Khi chúng ta nhìn thấy một người, chúng ta thường sẽ đánh giá dựa trên vẻ bề ngoài, hành vi của người đó để đoạn họ là người như thế nào. Đồng thời sử dụng thêm để đánh giá người đó. Tuy nhiên, phán đoán đó chưa hẳn là chính xác hoàn toàn.

Cuốn sách Nói thế nào để được chào đón làm thế nào để được ghi nhận chia sẻ rằng, các bạn cần thận trọng khi đánh giá một ai đó. Bởi đây là hành động quyết định đến quá trình giao tiếp của bạn.

Hiểu được đối phương một cách kỹ càng và tinh tế chính là chìa khóa để bạn có được lòng tin của họ.

Đừng để người khác nhận ra bạn hiểu quá rõ về họ

Tiếp đó, bạn đừng nên để người khác hiểu rằng bản thân họ quá hiểu bạn. Như vậy thì mới giữ được sự ngân thơ, chân thật và tinh tế ở bạn, để đối phương yêu mến và tin tưởng bạn hơn.

Chú trọng hình dáng cử chỉ

Để đối phương ghi nhận và tôn trọng bạn, bạn không cần phải quá xinh đẹp, quá chú trọng vẻ bề ngoài. Tuy nhiên, vẫn phải trau chuốt cho bản thân, làm đẹp bản thân trước mắt mọi người. Nói thế nào để được chào đón làm thế nào để được ghi nhận cho rằng đây là cách bạn yêu thương chính bản thân để đối phương tôn trọng và yêu quý chính bạn.

Hãy biết phép lịch sự

Trong một cuộc trò chuyện, bạn sẽ gây ấn tượng đối với người đối diện nếu biết điều và phép lịch sự. Những ứng xử tinh tế và lịch sự của bạn sẽ gây thiện cảm bởi đây là hành động xuất phát từ sự chân thật và từ cái tâm của bạn.

Đặc biệt, bạn không nên để cảm xúc tiêu cực, sự bực bội và khó chịu của bạn ảnh hưởng đến người khác. Cuốn sách giúp bạn học được cách bạn thể hiện sự tôn trọng với người đối diện, không để cảm xúc ảnh hưởng trực tiếp đến người khác.

Nói Thế Nào Để Được Chào Đón Làm Thế Nào Để Được Ghi Nhận khuyên bạn cần tránh mắc những lỗi cơ bản như sau:

  • Không nể nang mà thẳng thừng chỉ ra những lỗi lầm của đối phương
  • Độc chiếm công sức của người khác
  • Không ghi nhớ công lao của tập thể
  • Bảo thủ, không chịu lắng nghe ý kiến của người khác

Tóm lại, sách Nói thế nào để được chào đón làm thế nào để được ghi nhận hướng dẫn bạn kỹ năng cần thiết để giải quyết khó khăn khi giao tiếp. Cuốn sách không chỉ phù hợp với giới trẻ mà còn cả những người giao tiếp chưa tốt. Đây được đánh giá như là cuốn bách khoa toàn thư về các phương pháp, cách thức để bạn nói chuyện dễ dàng và được chào đón hơn trong công việc và cuộc sống. Thichriviu.vn chúc bạn học tốt!

Leave a Comment